Khoanglang89
Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký
Khoanglang89
Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký
Khoanglang89

NHẬN THIẾT KẾ WEBSITE/ SOFTWARE - LÀM ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP, ĐỒ ÁN CHUYÊN MÔN NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Admin

Admin

Admin
Admin
Loading
HTML - Những khái niệm cơ sở - Phần 2




HTML - Những khái niệm cơ sở - Phần 2 20120726_HTML_Nhungkniemcoso_d

Với
HTML cũng tương tự như vậy. Để làm nổi bật các tiêu đề ta cần
đánh dấu điểm bắt đầu và điểm kết thúc của đoạn tiêu đề
bằng cặp thẻ Heading, ví dụ <H1>... </H1>. Bộ duyệt
sẽ hiển thị đoạn này với cỡ chữ to hơn và căn chính giữa.
</p>
<p>Ví dụ, dòng sau đây trong tài liệu HTML.














Những khái niệm cơ sở - Phần 2
4. Soạn thảo văn bản - những vấn đề chung
4.1 Trang mã nguồn HTML và trang Web :

Trang mã nguồn HTML là một tệp văn bản bình thường gồm các
kí tự ASCII, có thể được tạo ra bằng bất cứ trình soạn thảo
thông thường nào.

Theo quy ước, tất cả các tệp mã nguồn của trang siêu văn bản phải có đuôi là .html hoặc .htm.

Khi trình duyệt (browser) đọc trang mã nguồn HTML, nó sẽ dịch
các thẻ lệnh và hiển thị lên màn hình máy tính thì ta thường
gọi là trang Web. Vậy trang web không tồn tại trên đĩa cứng của
máy tính cục bộ. Nó là cái thể hiện của trang mã nguồn qua
việc xử lý của trình duyệt. Như sau này ta sẽ thấy, các trình
duyệt khác nhau có thể hiển thị cùng một trang mã nguồn không
hoàn toàn giống nhau.

Nói soạn thảo siêu văn bản tức là tạo ra trang mã nguồn HTML
đúng quy định để độ duyệt hiểu được và hiển thị đúng.

Sử dụng HTML để soạn thảo các trang siêu văn bản, về nguyên
tắc cũng không khác mấy so với dùng các bộ soạn thảo văn bản
thông thường. Chẳng hạn, trong soạn thảo văn bản thông thường,
để làm nổi bật các tiêu đề ta phải đánh dấu nó và chọn cỡ
to, căn chính giữa... Chương trình soạn thảo văn bản sẽ chèn
các dấu hiệu thích hợp (ta không nhìn thấy được) vào đầu và
cuối đoạn tiêu đề được chọn để thể hiện nó theo yêu cầu.

Với HTML cũng tương tự như vậy. Để làm nổi bật các tiêu đề
ta cần đánh dấu điểm bắt đầu và điểm kết thúc của đoạn tiêu
đề bằng cặp thẻ Heading, ví dụ <H1>... </H1>. Bộ
duyệt sẽ hiển thị đoạn này với cỡ chữ to hơn và căn chính
giữa.

Ví dụ, dòng sau đây trong tài liệu HTML.


HTML - Những khái niệm cơ sở - Phần 2 20120726_HTML_Nhungkniemcoso_p2_1

sẽ được trình duyệt hiển thị thành :


HTML - Những khái niệm cơ sở - Phần 2 20120726_HTML_Nhungkniemcoso_p2_2

Hiện nay có nhiều công cụ soạn thảo siêu văn bản mạnh như
Microsoft FrontPage, Dream Weaver.. với giao diện trực quan và tự
động sinh mã HTML, cho phép soạn thảo siêu văn bản như soạn thảo
thông thường.

Tuy nhiên, việc tìm hiểu cú pháp của HTML, nắm vững ý nghĩa
của các thẻ khác nhau vẫn rất cần thiết để có thể tạo ra
các trang Web động, tương tác với người sử dụng, tức là các
ứng dụng Web sau này.

4.2 Các thẻ HTML :

Các thẻ dùng để báo cho trình duyệt cách thức trình bày văn
bản trên màn hình hoặc dùng để chèn một mối liên kết đến
các trang khác, một đoạn chương trình khác...

Mỗi thẻ gồm một từ khoá - KEYWORD - bao bọc bới hai dấu "bé hơn" (<) và "lớn hơn" (>).

Hầu hết các lệnh thể hiện bằng một cặp hai thẻ: thẻ mở
(<KEYWORD>) và thẻ đóng (</KEYWORD>). Dấu gạch chéo
("/") kí hiệu thẻ đóng. Lệnh sẽ tác động vào đoạn văn bản
nằm giữa hai thẻ.


HTML - Những khái niệm cơ sở - Phần 2 20120726_HTML_Nhungkniemcoso_p2_3

Một số thẻ không có cặp, chúng được gọi là các thẻ rỗng hay thẻ đơn. Chỉ có thẻ mở <KEYWORD> mà thôi.

Nhiều thẻ có kèm các thuộc tính (attribute), cung cấp thêm
các tham số chi tiết hơn cho việc thực hiện lệnh. Các thuộc
tính được chia làm hai loại: thuộc tính bắt buộc và thuộc
tính không bắt buộc hay tuỳ chọn.

Một thuộc tính là bắt buộc nếu như phải có nó thì thẻ
lệnh mới thực hiện được. Ví dụ, để chèn một hình ảnh vào
trang tài liệu ta dùng thẻ <IMG> (Image). Tuy nhiên, cần chỉ
rõ cái ảnh nào sẽ được dán vào đây. Điều này được thiết
lập bằng thuộc tính SRC="địa chỉ của tệp ảnh". Thuộc tính SRC là
bắt buộc phải có đối với thẻ <IMG>.

4.3 Các quy tắc chung :

Một số điều cần lưu ý khi soạn thảo siêu văn bản bằng HTML:

- Nhiều dấu cách liền nhau cũng chỉ có tác dụng như một
dấu cách. Bạn phải sử dụng thẻ để thể hiện nhiều dấu giãn
cách liền nhau.

- Gõ Enter để xuống dòng được xem như một dấu cách, để xuống hàng thì chúng ta phải sử dụng thẻ tương ứng.

- Có thể viết tên thẻ không phân biệt chữ in thường và in hoa.

- Vì các kí tự dấu lớn hơn ">", dấu nhỏ hơn "<" đã
được dùng làm thẻ đánh dấu, do đó để hiển thị các kí tự
này HTML quy định cách viết: > <

Nói chung, quy tắc viết các kí tự đặc biệt trong HTML là
tên_quy_định của kí tự nằm giữa dấu ampersand - & và dấu
chấm phẩy ' ; '


HTML - Những khái niệm cơ sở - Phần 2 20120726_HTML_Nhungkniemcoso_p2_4

5 ký tự đặc biệt hay dùng


HTML - Những khái niệm cơ sở - Phần 2 20120726_HTML_Nhungkniemcoso_p2_5

Có thể chèn các dòng bình luận, chú thích... vào trang mã
nguồn bằng cách đặt giữa cặp dấu chú thích <!-- và -->.
Trình duyệt sẽ bỏ qua không xét đến phần mã nằm giữa cặp dấu
đó:


HTML - Những khái niệm cơ sở - Phần 2 20120726_HTML_Nhungkniemcoso_p2_6


4.4 Cấu trúc của một tài liệu HTML :

Mọi tài liệu HTML đều có khung cấu trúc như sau:


HTML - Những khái niệm cơ sở - Phần 2 20120726_HTML_Nhungkniemcoso_p2_7

Hãy xem trình duyệt hiển thị tài liệu trên như thế nào. Dĩ nhiên là một trang trắng chưa có nội dung gì cả !

Giữa cặp thẻ tiêu đề <TITLE>... </TITLE> là dòng
chữ sẽ hiện lên trên thanh tiêu đề của cửa sổ khi trình duyệt
đọc tài liệu. Nếu bỏ trống thì trình duyệt sẽ cho hiện tên
tệp thay vào đó.

Toàn bộ nội dung của tài liệu nằm giữa hai thẻ xác định
thân của trang <BODY>... </BODY>. Các dòng văn bản,
hình ảnh, âm thanh, video, các mối liên kết... tạo nên trang Web
đều phải nằm ở đây.

Ví dụ như tài liệu HTML đơn giản dưới đây:


HTML - Những khái niệm cơ sở - Phần 2 20120726_HTML_Nhungkniemcoso_p2_8

Hãy xem trình duyệt trình bày tài liệu trên như thế nào.

Nhớ lại rằng nhiều dấu cách chỉ được coi như một, dấu
xuống dòng chỉ được thể hiện như một dấu cách nên tài liệu
trên hoàn toàn tương đương với tài liệu sau đây:


HTML - Những khái niệm cơ sở - Phần 2 20120726_HTML_Nhungkniemcoso_p2_9

Tuy nhiên, để dễ theo dõi và phát hiện lỗi, nên trình bày
như trong văn bản trước: dóng thẳng cột từng cặp thẻ, xuống
dòng khi cần thiết, đặt các thẻ vào nơi hợp lý nhất.

4.5 Các phần tử HTML (HTML element) :

Một tài liệu HTML tạo nên từ nhiều thành phần HTML. Một
thành phần HTML được đánh dấu bằng một cặp thẻ mở và thẻ
đóng.

Các thành phần HTML có thể cấu trúc phân cấp hình cây,
thành phần "mẹ" chứa nhiều thành phần "con" khác lồng bên trong
nó.

Có thành phần rỗng, chỉ có thẻ mở.

Để soạn thảo tài liệu HTML đúng cú pháp, cần nắm vững cấu trúc của từng thành phần HTML.

Không giống như khi lập trình, nếu bạn mắc lỗi cú pháp HTLM
sẽ không có một thông báo lỗi nào báo cho biết mà trình duyệt
sẽ hiểu lầm và trình bày trang Web không như bạn muốn mà thôi.

Hết






Nguồn: Sưu tầm Internet

https://khoanglang89.forumvi.com

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Bài viết mới cùng chuyên mục

      Permissions in this forum:
      Bạn không có quyền trả lời bài viết