Khoanglang89
Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký
Khoanglang89
Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký
Khoanglang89

NHẬN THIẾT KẾ WEBSITE/ SOFTWARE - LÀM ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP, ĐỒ ÁN CHUYÊN MÔN NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Admin

Admin

Admin
Admin
Loading
HTML - Những khái niệm cơ sở - Phần 1 20120726_HTML_Nhungkniemcoso_d

Ngày
nay người ta dùng máy tính như một công cụ rất hữu ích để truy nhập
Internet, chủ yếu là tìm kiếm thông tin. Các thông tin này có thể là các
văn bản, hình ảnh âm thanh hay thông tin đa phương tiện… Với giao diện
thân thiện bởi việc sử dụng các ký hiệu, biểu tượng rất gợi tả gần giống
với các hình ảnh đời thường và chỉ cần những thao tác đơn giản ta đã có
ngay thông tin cần tìm kiếm ở trước mặt.














1. World Wide Web là gì?
World Wide Web (WWW) là một mạng các tài nguyên thông tin. WWW dựa
trên 3 cơ chế để các tài nguyên này trở nên sẵn dùng cho người xem càng
rộng rãi nhất càng tốt:

- Cơ chế đặt tên cùng dạng đối với việc định dạng các tài nguyên trên WWW (như các URL).

- Các giao thức, để truy nhập tới các tài nguyên qua WWW (như HTTP).

- Siêu văn bản, để dễ dàng chuyển đổi giữa các tài nguyên (như HTML).

Các ràng buộc giữa ba cơ chế được nêu rõ dưới đây :

Giới thiệu về URL:

Mọi tài nguyên sẵn dùng trên WWW – tài liệu HTML, ảnh, video clip,
chương trình,… - có một địa chỉ mà có thể được mã hóa bởi một URL.

Các URL thường gồm 3 phần:

- Việc đặt tên của các cơ chế dùng để truy nhập tài nguyên.

- Tên của máy tính lưu trữ (tổ chức) tài nguyên.

- Tên của bản thân tài nguyên, như một đường dẫn.

Ví dụ coi URL chỉ rõ trang W3C Technical Reports: http://www.w3.org/TR

URL này có thể được đọc như sau: Có một tài liệu sẵn dùng theo giao
thức HTTP, đang lưu trong máy www.w3.org, có thể truy nhập theo đường
dẫn "/TR". Các cơ chế khác ta có thể thấy trong các tài liệu HTML bao
gồm "mailto" đối với thư điện tử và "ftp" đối với FTP.

Đây là một ví dụ khác về URL. Ví dụ này ám chỉ tới hộp thư (mailbox) của người dùng:


HTML - Những khái niệm cơ sở - Phần 1 20120726_HTML_Nhungkniemcoso_p1_1


Các định danh đoạn (fragment identifiers):

Một số URL ám chỉ tới việc định vị một tài nguyên. Kiểu này của URL
kết thúc với "#" theo sau bởi một dấu hiệu kết nối (gọi là các định danh
đoạn). Ví dụ, đây là một URL đánh dấu một móc tên là section_2:
http://somesite.com/html/top.html#section_2

Các URL tương đối:

Một URL tương đối không theo cơ chế đặt tên. Đường dẫn của nó thường
tham chiếu tới một tài nguyên trên cùng một máy như tài liệu hiện tại.
Các URL tương đối có thể gồm các thành phần đường dẫn tương đối (như
".." nghĩa là một mức trên trong cấu trúc được định nghĩa bởi đường
dẫn), và có thể bao gồm các dấu hiệu đoạn.

Các URL được giải quyết để cho toàn các URL sử dụng một URL gốc. Như
một ví dụ của giải pháp URL tương đối, giả sử chúng ta có URL gốc
"http://www.acme.com/support/intro.html". URL tương đối trong đánh dấu
dưới đây cho một liên kết siêu văn bản:


HTML - Những khái niệm cơ sở - Phần 1 20120726_HTML_Nhungkniemcoso_p1_2

sẽ mở rộng thành URL đầy đủ
"http://www.acme.com/support/suppliers.html" trong khi URL tương đối
trong việc đánh dấu cho một ảnh dưới đây :


HTML - Những khái niệm cơ sở - Phần 1 20120726_HTML_Nhungkniemcoso_p1_3

sẽ mở rộng thành URL đầy đủ http://www.acme.com/icons/logo.gif

Trong HTML, các URL được dùng để:

- Liên kết tới tài liệu hoặc tài nguyên khác, (xem A và LINK).

- Liên kết tới kiểu dạng bên ngoài hoặc kịch bản (script) (xem LINK và SCRIPT).

- Gồm một ảnh, đối tượng, hoặc applet trong một trang, (xem IMG, OBJECT, APPLET và INPUT).

- Tạo một bản dồ ảnh (xem MAP và AREA).

- Tạo một form (xem FORM).

- Tạo một khung tài liệu (xem FRAME và IFRAME).

- Trích dẫn một chỉ dẫn bên ngoài (xem Q, BLOCKQUOTE, INS và DEL).

- Tham khảo các quy ước siêu dữ liệu mô tả một tài liệu (xem HEAD).

Ngày nay người ta dùng máy tính như một công cụ rất hữu ích để truy
nhập Internet, chủ yếu là tìm kiếm thông tin. Các thông tin này có thể
là các văn bản, hình ảnh âm thanh hay thông tin đa phương tiện… Với giao
diện thân thiện bởi việc sử dụng các ký hiệu, biểu tượng rất gợi tả gần
giống với các hình ảnh đời thường và chỉ cần những thao tác đơn giản ta
đã có ngay thông tin cần tìm kiếm ở trước mặt.

Nhu cầu sử dụng máy tính để truy cập Internet tìm kiếm thông tin ngày
càng nhiều và người sử dụng máy tính có trình độ tin học và tiếng Anh
để hiểu các thông báo của máy khác nhau. Làm thế nào để mọi người có thể
dễ dàng sử dụng máy tính để truy cập Internet như một công cụ phục vụ
đắc lực cho việc tra cứu tìm kiếm thông tin trên mạng thông tin rộng lớn
nhất toàn cục.

Việc này trở nên dễ dàng hơn bởi ý tưởng siêu văn bản (Hypertext).
Siêu văn bản là các văn bản "thông minh" có thể giúp người đọc tìm và
cung cấp cho họ các tài liệu liên quan. Người đọc không phải mất công
tìm kiếm trong kho thông tin Internet vô tận.

Khái niệm siêu văn bản do nhà tin học Ted Nelson đề xuất vào năm 1965
như một ước mơ ("Computer Dreams") về khả năng của máy tính trong tương
lai. Ông hy vọng về các máy tính có trí tuệ như con người, biết cách
truy tìm các thông tin cần thiết.

Dự án thực hiện siêu văn bản là của một kỹ sư trẻ người Anh tên là
Tim Berners – Lee. Sau khi tốt nghiệp Đại học Oxfort (Anh) năm 1976, năm
1980 Tim đã viết một chương trình mô phỏng mối liên kết hai chiều bất
kỳ trên một đồ thị như kiểu liên kết siêu văn bản. Năm 1989, trong khi
làm việc tại Viện nghiên cứu kỹ thuật hạt nhân châu Âu (CERN) tại Berne
(Thụy sỹ), thấy các đồng nghiệp rất vất vả trong việc tra tài liệu, Tim
đã đưa ra một đề án lưu trữ siêu văn bản trên máy tính sao cho dễ dàng
tìm kiếm tài liệu hơn.

Trong thế giới siêu văn bản WWW, người sử dụng có thể dễ dàng đi từ
tài liệu này sang tài liệu khác thông qua các mối liên kết. Như vậy ta
có thể du lịch trong xa lộ thông tin phong phú trong khi vẫn ngồi tại
nhà. Kỹ thuật siêu văn bản giúp cho ta không phải sang tận Luvrơ ở Paris
mà vẫn có thể chiêm ngưỡng được các kiệt tác hội họa. Chính nó đã góp
phần tạo ra bước phát triển bùng nổ của Internet trong những năm gần
đây.

2. HTML là gì?
Để phổ biến thông tin trên toàn cục, cần một ngôn ngữ phổ biến và dễ
hiểu, một kiểu việc phổ biến tiếng mẹ đẻ mà toàn bộ các máy tính có thể
hiểu được. Ngôn ngữ phổ biến dùng bởi World Wide Web là HTML (Hyper Text
Markup Language).

HTML cho tác giả các ý nghĩa để:

- Phổ biến các tài liệu trực tuyến với các heading, văn bản, bảng, danh sách, ảnh,..v.v…

- Truy tìm thông tin trực tuyến theo các liên kết siêu văn bản bằng việc kích vào một nút.

- Thiết kế các định dạng cho việc kiểm soát các giao dịch
(transaction) với các thiết bị từ xa, đối với người dùng trong việc tìm
kiếm thông tin, tạo các sản phẩm, đặt hàng,.v.v…

Bao gồm spread-sheets, video clips, sound clips, và các ứng dụng trực tiếp khác trong các tài liệu của họ.

Các trang Web đầy sinh động mà bạn thấy trên World Wide Web là
các trang siêu văn bản được viết bằng ngôn ngữ đánh dấu siêu
văn bản hay HTML - HyperText Markup Language. HTML cho phép bạn tạo
ra các trang phối hợp hài hòa văn bản thông thường với hình
ảnh, âm thanh, video, các mối liên kết đến các trang siêu văn bản
khác...

Tên gọi ngôn ngữ dánh dấu siêu văn bản phản ánh đúng thực chất của công cụ này:

Đánh dấu (Markup): HTML là ngôn ngữ của các thẻ đánh
dấu - Tag. Các thẻ này xác định cách thức trình bày đoạn văn
bản tương ứng trên màn hình.

Ngôn ngữ (Language): HTML là một ngôn ngữ tương tự như
các ngôn ngữ lập trình, tuy nhiên đơn giản hơn. Nó có cú pháp
chặt chẽ để viết các lệnh thực hiện việc trình diễn văn bản.
Các từ khoá có ý nghĩa xác định được cộng đồng Internet
thừa nhận và sử dụng. Ví dụ b = bold, ul = unordered list, ...

Văn bản (Text): HTML đầu tiên và trước hết là để trình
bày văn bản và dựa trên nền tảng là một văn bản. Các thành
phần khác như hình ảnh, âm thanh, hoạt hình.. đều phải "cắm
neo" vào một đoạn văn bản nào đó.

Siêu văn bản (Hyper): HTML cho phép liên kết nhiều trang
văn bản rải rác khắp nơi trên Internet. Nó có tác dụng che dấu
sự phức tạp của Internet đối với người sử dụng. Người dùng
Internet có thể đọc văn bản mà không cần biết đến văn bản đó
nằm ở đâu, hệ thống được xây dựng phức tạp như thế nào. HTML
thực sự đã vượt ra ngoài khuôn khổ khái niệm văn bản cổ điển.

3. Các đặc điểm của siêu văn bản
3.1 Độc lập với phần cứng và phần mềm :

HTML độc lập với phần cứng và phần mềm. Một tài liệu HTML
được viết bằng một phần mềm soạn thảo cụ thể bất kỳ, trên
một máy cụ thể nào đó đều có thể đọc được trên bất kì một
hệ thống tương thích nào.

Điều này có nghĩa là các tệp siêu văn bản có thể được
trình duyệt hiển thị trên MAC hay PC tùy ý mà không phải sửa
chữa thay đổi gì. Sở dĩ có được tính chất này là vì các
thẻ chỉ diễn đạt yêu cầu cần phải làm gì chứ không cụ thể
cần làm như thế nào.

Cũng vì lẽ đó mà bạn không thể chắc chắn trang tài liệu
siêu văn bản của bạn sẽ hiện lên màn hình chính xác là như
thế nào vì còn tuỳ theo trình duyệt thể hiện các thành phần
HTML ra sao.

Trong thực tiễn, HTML chỉ thực sự độc lập đối với phần
cứng, chưa hoàn toàn độc lập đối với phần mềm. Chỉ phần cốt
lõi là chuẩn hoá, còn các phần mở rộng do từng nhà phát
triển xây dựng thì không hoàn toàn tương thích nhau.

3.2 Độc lập với khái niệm trang và thứ tự các trang :

Một tính chất nữa là HTML độc lập với khái niệm trang. Văn
bản được trình bày tùy theo kích thước của cửa sổ hiển thị:
cửa sổ rộng bề ngang thì sẽ thu ngắn hơn, cửa sổ hẹp bề ngang
thì sẽ được kéo dài ra để hiển thị cho hết nội dung. Độ dài
của văn bản HTML thực sự không bị hạn chế.

3.3 Website và trang chủ - homepage :


HTML - Những khái niệm cơ sở - Phần 1 20120726_HTML_Nhungkniemcoso_p1_4


Hết phần 1



Nguồn: Sưu tầm Internet

https://khoanglang89.forumvi.com

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Bài viết mới cùng chuyên mục

      Permissions in this forum:
      Bạn không có quyền trả lời bài viết