Khoanglang89
Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký
Khoanglang89
Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký
Khoanglang89

NHẬN THIẾT KẾ WEBSITE/ SOFTWARE - LÀM ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP, ĐỒ ÁN CHUYÊN MÔN NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Admin

Admin

Admin
Admin
Loading
HTML có các thẻ trình bày cho phép chia vùng hiển thị của cửa
sổ trình duyệt thành nhiều khung, mỗi khung là một cửa sổ độc
lập, hiển thị một tài liệu HTML khác nhau.
3. Khung – Frames
Khung cho phép người thiết kế hiển thị đồng bộ nhiều tài
liệu HTML khác nhau để tiện theo dõi, so sánh. Ví dụ, trong
khung bên trái hiển thị các nút bấm, còn khung bên phải hiển
thị tài liệu tương ứng.

3.1 Trang trí khung :

Trang HTML thực hiện bày trí các khung (gọi là frameset
document) có cấu trúc khác trang thông thường, không có khung.

Trang thường có 2 phần, HEAD và BODY. Trang bày trí khung có HEAD và FRAMESET thay cho BODY.

Thành phần FRAMESET tổ chức các khung trong cửa sổ trình
duyệt. Nó cũng có thể chứa thẻ NOFRAMES để xử lí trường hợp
trình duyệt không hỗ trợ frame.

Các thành phần thông thường khác vốn nằm trong BODY không
được xuất hiện trước thẻ mở FRAMESET. Nếu không, thành phần
FRAMESET sẽ bị bỏ qua.

Ví dụ:

Dưới đây là một ví dụ đơn giản.


Bày trí nền và khung trong HTML – Phần 2 20120821_Baytrinenvakhung_p2_1

Đoạn mã trên sẽ tạo 3 khung, được bài trí như dưới đây.


Bày trí nền và khung trong HTML – Phần 2 20120821_Baytrinenvakhung_p2_2

Hình VI.1. Kết quả chạy đoạn code ví dụ.

Khi trình duyệt khách không hỗ trợ khung thì các khung sẽ
không được hiển thị mà thành phần NOFRAMES sẽ được xử lí.

3.2 Thành phần FRAMESET :

Thẻ FRAMESET dùng để phân chia vùng hiển thị trong cửa sổ
trình duyệt thành các khung hình chữ nhật. Mỗi khung hình chữ
nhật gọi là một frame, được định nghĩa bằng thẻ FRAME.

a. Các thuộc tính và ví dụ minh họa

rows = Danh sách các độ cao của các khung.

Danh sách gồm nhiều phần tử, cách nhau dấu phẩy. Mỗi phần
tử xác định độ cao (số dòng !) của một khung. Chia chiều đứng
thành bao nhiêu khung thì danh sách có bấy nhiêu phần tử.

Chiều cao thể hiện bằng :

- số pixel,

- tỷ lệ phần trăm chiều cao màn hình,

- hay tỷ lệ phần chiều cao còn lại.

Giá trị mặc định là 100%, tức chỉ có một khung theo chiều ngang.

cols = Danh sách các độ rộng của các khung.

Ý nghĩa tương tự như trên.

Giá trị mặc định là 100%, tức chỉ có một khung theo chiều dọc.

Thuộc tính row thiết lập việc chia khung theo chiều ngang trong
một frameset. Nếu không định nghĩa, thì các cột trong khung sẽ
chiếm toàn bộ chiều cao vùng hiển thị.

Thuộc tính cols thiết lập việc chia khung theo chiều đứng
trong một frameset. Nếu không định nghĩa, thì các dòng trong khung
sẽ chiếm toàn bộ chiều rộng vùng hiển thị.

Phối hợp hai thuộc tính sẽ tạo ra ô lưới các khung.

Các ví dụ.

1- Chia màn hình thành hai nửa: nửa trên và nửa dưới:


Bày trí nền và khung trong HTML – Phần 2 20120821_Baytrinenvakhung_p2_3

2- Chia màn hình thành 3 cột. Cột giữa rộng 250 pixels. Cột
đầu chiếm 25% của phần còn lại và cột thứ 3 chiếm 75% của
phần độ rộng còn lại.


Bày trí nền và khung trong HTML – Phần 2 20120821_Baytrinenvakhung_p2_4

3- Tạo lưới gồm 2 x 3 = 6 khung.


Bày trí nền và khung trong HTML – Phần 2 20120821_Baytrinenvakhung_p2_5

4- Chia chiều đứng màn hình thành 4 khung. Khung thứ nhất
chiếm 30% của chiều cao vùng hiển thị. Khung thứ hai có chiều
cao cố định 400 pixel. Dấu sao có nghĩa là hai khung thứ 3, thứ 4
chia nhau phần còn lại. Khung thứ 4 có chiều cao là "2*", gấp
đôi khung thứ 3 (vì "*" tương đương với 1*).

Nếu chiều cao vùng hiển thị là 1000 pixel thì độ cao của
các khung 1,2,3,4 lần lượt là: 300, 400, 100, 200 pixel !.


Bày trí nền và khung trong HTML – Phần 2 20120821_Baytrinenvakhung_p2_6

b. Chia khung lồng nhau và thành phần FRAME

Việc chia khung có thể lồng nhau nhiều mức.

Ví dụ: chia chiều rộng thành 3 khung đứng, sau đó khung ở giữa lại được chia thành 2 phần trên và dưới.


Bày trí nền và khung trong HTML – Phần 2 20120821_Baytrinenvakhung_p2_7

Thẻ FRAME định nghĩa một khung hình cụ thể (trong nhiều khung hình của frameset).

Các thuộc tính:

name = Tên của khung.

Có thể dùng tên này để làm đích của mối siêu liên kết.

src = URI

Trỏ đến trang tài liệu sẽ hiển thị trong khung.

noresize

Không cho phép co giãn lại kích thước.

scrolling = auto|yes|no

Thiết lập thanh cuộn.

♦ auto: Xuất hiện thanh cuộn khi cần thiết. Đây là giá trị mặc định.

♦ yes: Luôn có thanh cuộn.

♦ no: Luôn không có thanh cuộn.

frameborder = 1 | 0

Thiết lập đường biên.

♦ 1: Có đường biên giữa khung đang xét với các khung kề nó. Đây là giá trị mặc định.

♦ 0: Không có đường biên giữa khung đang xét với các khung kề nó.

marginwidth = số pixel

Thiết lập độ rộng lề chiều rộng = khoảng trống giữa phần
hiển thị nội dung và biên trái, biên phải. Giá trị mặc định
tuỳ theo bộ duyệt.

marginheight = số pixel

Thiết lập độ rộng lề chiều cao = khoảng trống giữa phần
hiển thị nội dung và biên trên, biên dưới. Giá trị mặc định
tuỳ theo trình duyệt.

Lưu ý: Nội dung trong một frame không được thuộc về chính trang tài liệu định nghĩa frameset.

4. Thiết lập Target, thẻ NOFRAME và IFRAME
4.1 Thiết lập Target :

Thuộc tính target là để xác định tệp tài liệu HTML sẽ hiển thị trong khung.

target = tên khung đích.

Thiết lập tên của khung mà tài liệu sẽ mở ra trong khung đó.

Thuộc tính này dùng với các thành phần tạo mối liên kết: (A, LINK), image map (AREA), và FORM.

4.2 Thẻ NOFRAMES :

Thành phần NOFRAMES thiết lập nội dung cần hiển thị khi trình
khách không hỗ trợ frame hoặc đã tắt chức năng hiển thị frame.


Thành phần NOFRAMES đặt ở phần cuối của thành phần FRAMESET.

Ví dụ:


Bày trí nền và khung trong HTML – Phần 2 20120821_Baytrinenvakhung_p2_8


4.3 Nhúng frame - thẻ IFRAME :

Thành phần IFRAME cho phép người thiết kế chèn một frame vào
giữa một khối văn bản text và hiển thị một tài liệu HTML khác
bên trong.

Thuộc tính SRC thiết lập tài liệu nguồn để hiển thị trong frame.

Các thuộc tính:

name = tên. để tham chiếu trong tài liệu.

width = Độ rộng của inline frame.

height = Độ cao của inline frame.

Ví dụ:


Bày trí nền và khung trong HTML – Phần 2 20120821_Baytrinenvakhung_p2_9

Inline frames mặc định là không co giãn được, không cần phải nêu rõ noresize.

Hết




Nguồn: Sưu tầm Internet

https://khoanglang89.forumvi.com

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Bài viết mới cùng chuyên mục

      Permissions in this forum:
      Bạn không có quyền trả lời bài viết