Khoanglang89
Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký
Khoanglang89
Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký
Khoanglang89

NHẬN THIẾT KẾ WEBSITE/ SOFTWARE - LÀM ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP, ĐỒ ÁN CHUYÊN MÔN NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Admin

Admin

Admin
Admin
Loading
Một ngày mới trong cuộc đời Dorothy - Frances E. Leslie 
Trong khi người phụ nữ vẫn đang đều đều nói chuyện, tôi đưa mắt nhìn quanh căn phòng chứ chẳng để ý lắm đến những gì bà ta đang nói. Bà ấy đang kể về Dorothy, đứa con gái tám tuổi bị chậm phát triển trí tuệ. Dorothy là đứa giữa trong năm đứa con của bà. “Con bé chẳng nói được từ nào”, người mẹ cứ lặp đi lặp lại. “Các bác sĩ bảo rằng không có chút hy vọng gì cả. Chúng tôi đã mang con bé đến Boston năm ngoái và...” Tôi đang tập trung quan sát các bức rèm bằng vải gấm hoa màu xanh lục che các khung cửa sổ cao hướng ra đại lộ Park. Căn phòng đẹp làm sao! Nào là những ngọn đèn chùm bằng pha lê sáng lấp lánh, nào là cây đàn dương cầm thật to, và khắp phòng còn có rất nhiều hoa tươi. Bà mẹ này là một phụ nữ thật đáng mến, một ca sĩ thính phòng mà tôi đã biết danh trước khi nhận được lá thư  bà đã gởi để đề nghị giúp đỡ cho Dorothy. Vâng, người phụ nữ ấy quả thật rất tuyệt vời, nhất là tình cảm mà bà dành cho cô con gái nhỏ của mình – một bệnh nhân mà tất cả các chuyên gia đều cho rằng không thể chữa khỏi. Vì thế tình yêu thương là thứ bà cần phải dồn cả cho cô bé. Vừa giả vờ chăm chú lắng nghe, tôi vừa để ý đến những kết quả của bài kiểm tra phản xạ và điện não đồ của con bé. Qua những năm tháng tiếp xúc với nhiều đứa trẻ bị chậm phát triển trí tuệ, tôi khám phá ra rằng mình không được quan tâm nhiều đến những thiếu sót của các bé, mà chỉ nên quan tâm đến những khả năng tiềm ẩn bên trong những đứa trẻ này. Tôi chắc rằng mỗi đứa trẻ ấy đều có những năng lực tiềm tàng của mình. Và tôi cũng tin rằng luôn có một điều gì đó rất thiêng liêng ngự trị trong cuộc sống của mỗi chúng ta, và nhiệm vụ của những người làm thầy là khơi dậy những tiềm năng ấy. Dorothy và tôi gặp nhau vào cuối tuần sau đó. Trong lòng tôi lập tức nảy sinh một tình cảm yêu mến ngay từ lần gặp đầu tiên ấy. Với dáng vẻ xinh đẹp, mái tóc vàng óng ả và đôi mắt xanh biếc thế kia hẳn cô bé phải là người rất dễ thương. Dẫu vậy, Dorothy lại nhìn tôi với ánh mắt rất khó hiểu. “Ơn Chúa, hôm nay là một trong số rất ít ngày con bé chịu ngồi yên”, người mẹ nói. “Vào những lúc con bé bị kích động, không gì có thể kiểm soát được nó”. Tâm trí tôi nghĩ ngay đến những ngày ấy, và tôi, nói thật ra, lại thích những ngày như vậy. Những ngày ấy sẽ cho tôi biết rằng có một con người đang bị giam giữ, nhưng đó cũng là một con người đang vùng vẫy đòi quyền được người khác thông hiểu và thừa nhận. Tôi nói với mẹ cô bé rằng tôi sẽ cố thử làm trong một tháng xem sao. Khởi đầu bao giờ cũng có một chút khó khăn. Buổi chiều, tôi dẫn Dorothy đến tham gia một lớp học đặc biệt dành cho trẻ chậm phát triển. Cô bé chỉ ngồi yên trên ghế, nhìn thẳng về phía trước quan sát, tuyệt nhiên không tỏ ra có ý định tham gia bất cứ một hoạt động nào cả. “Chẳng thể nào chạm được vào con bé”, cô giáo của bé nói với tôi. “Chẳng hiểu sao gia đình vẫn cứ muốn đưa nó đến đây.” Tôi đưa mắt nhìn những đứa trẻ khác trong phòng, tất cả đều đang say mê thực hiện những bài tập vận động một cách rất máy móc, và tôi ngầm đồng ý với những phản ứng của Dorothy. Có gì khó khăn để lắp một mảnh gỗ vuông vào một cái lỗ cũng hình vuông nốt kia chứ? Thế rồi với sự đồng ý của bố mẹ cô bé, tôi không đưa Dorothy đến lớp học đó nữa. Tôi nhận thấy rằng dường như những vấn đề Dorothy gặp phải đều không được mọi người xung quanh cô bé mong đợi. Còn nhớ một buổi sáng nọ, khi tôi và người bảo mẫu đưa tất cả năm anh em Dorothy đi ăn ở một nhà hàng nhỏ trong thị trấn. Trong khi bốn đứa trẻ kia nhanh chóng ăn hết phần thức ăn của mình thì cô bé Dorothy cứ ngồi ngẩn ra để nhìn mọi thứ xung quanh và chẳng mảy may đụng đến phần ăn của mình. “Phải có người đút con bé mới chịu ăn!”, cô bảo mẫu sốt ruột hét lên. “Cô bé có thể tự ăn được”, tôi nói. “Nhưng tôi cho rằng có thể cô bé đang quá hào hứng với những gì diễn ra xung quanh thôi.” “Hào hứng à?”, cô bảo mẫu khịt mũi có vẻ mỉa mai. “Nó chẳng biết chuyện gì đang xảy ra đâu. Thật là phát ngượng khi nó ngồi ở đây. Nó chỉ khiến anh chị em nó thêm bực bội thôi.” Không đúng! Các anh chị em của Dorothy, nhất là cô chị Martha, có vẻ rất thích được ở bên cạnh cô bé. Nhưng khổ nỗi Martha cũng nhiễm phải thói quen của cô bảo mẫu, tức là chỉ  nói với nhau về cô bé (“Hôm nay trông Dorothy xinh quá” hay “Mình phải chải tóc lại cho Dorothy chứ?”) chứ không phải trực tiếp nói chuyện với cô bé. Điều này cũng dễ hiểu, vì cô bé chẳng nói được, cũng chẳng hiểu gì nhiều về mọi người xung quanh. Tôi đã hiểu ra được vấn đề. Tôi cảm nhận được điều đó mỗi khi cùng Dorothy đi dạo ở công viên Trung Tâm. Còn nhớ lúc ấy là vào tháng mười, trời cuối thu nắng ấm, và tôi cùng Dorothy đã cùng nhau tản bộ hàng giờ liền. Khi cảm thấy bầu không khí im lặng đang nuốt dần hai chúng tôi, tôi khẽ cất tiếng hát. Tôi bắt đầu bằng bài thánh ca mà tôi đã thuộc từ thuở ấu thơ khi còn sống ở Anh. Dorothy có vẻ như rất thích bài hát ấy. Vì chân cô bé nhún nhảy theo điệu nhạc và cái đầu thì lắc lư nhịp nhàng theo bài hát.
Chúng tôi cũng mang theo giấy và bút chì mỗi khi vào công viên chơi. Tôi từng rất thích thú với một số bức vẽ trong phòng của Dorothy, đó là những mẫu vẽ các đường gợn sóng dập dềnh, được vẽ đi vẽ lại nhiều lần. Tôi không chắc lắm về ý nghĩa của những bức tranh đó, nhưng chắc chắn chúng không phải là những bức vẽ nguệch ngoạc như lời cô bảo mẫu nóng nảy kia vẫn thường nói. Chúng tôi ngồi trên ghế đá công viên vẽ. Tôi vẽ cây cối, những con người đang tản bộ trong công viên và cả những chiếc chuồng bồ câu xa xa nơi cuối công viên kia, còn Dorothy vẽ những chú chim bồ câu hiền lành. Quả thật, đây là lần đầu tiên tôi thấy những chú chim bồ câu như vậy. Có thể những nét thảo ban đầu không giống lắm so với những chú chim bồ câu mà nhiều người vẫn vẽ, nhưng điều quan trọng là bức tranh rất có hồn, đó chắc chắn là những chú chim bồ câu hiền lành, dễ thương. Rồi tay cô bé thoăn thoắt đến nỗi mắt tôi không theo kịp: nào là đôi cánh đang tung bay, cái cổ gật gưỡng và cả dáng đi oai vệ. Thu vàng thấm thoát trôi qua. Rồi một buổi sớm mai khi cơn mưa trút xuống bên khung cửa sổ và từng cơn gió khua những cánh cửa chạm lạch cạch vào nhau, Dorothy ngồi cạnh tôi, bên chiếc đàn dương cầm, còn tôi thì hát những bài hát tôi đã hát cho bé nghe trong những chiều dạo bước ở công viên. Tôi bắt đầu với một ca khúc của Fenwicke Holme, bài “Bài ca của sự im lặng” Khi tôi hát được nửa ca khúc thì điều kỳ diệu xảy ra. Lúc đầu tôi chỉ hát một mình, rồi Dorothy hát theo tôi, từng từ một, đúng tông, đúng điệu. Quá đỗi bất ngờ, tay tôi cứ say sưa nhảy múa trên phím đàn mà không hề muốn dừng lại và mong sao điều kỳ diệu ấy đừng tan biến đi. Quả thật là một ký ức tuyệt vời. Tuyệt diệu biết bao khi cô bé có thể thuộc lời của từng bài hát, năng lực ấy vượt trội hẳn so với bất kỳ một đứa trẻ tám tuổi bình thường nào. Tôi chợt nghe tiếng ai đó đang thổn thức. Tôi quay lại và thấy mẹ Dorothy đứng ngay ngoài cửa, nước mắt bà giàn giụa chảy dài trên má, chẳng thể làm gì hơn ngoài việc dang rộng vòng tay ôm lấy cô con gái bé bỏng của mình. Từ lúc đó, cuộc sống trở nên khác hẳn với Dorothy. Ban đầu là hát những khúc ca, rồi chẳng bao lâu sau, cô bé đã có thể nói được mặc dù những lời nói ấy vẫn lúc nào cũng phải mở đầu bằng âm nhạc. Hai cô trò chúng tôi bắt đầu sáng tác nhạc về tất cả mọi thứ quanh mình. “Nước này, và khăn mặt nữa, nhìn xem, tôi muốn gì nào? Đầu gối mà lắm bẩn cũng sẽ được rửa sạch ngay thôi ấy mà.” . “Trong vũ trụ, ta có thể nhìn ngắm các vì sao; kia là sao Kim, và đây sao Hỏa.” Nhiều đổi thay khác cũng đã diễn ra với Dorothy. Tình trạng căng thẳng và những nỗi thất vọng thường ngày của cô bé biến mất, nét “dài dại” trong con người bé cũng không còn. Còn cô bảo mẫu vì không thể thích nghi với những thay đổi ấy cũng đã xin nghỉ việc để tìm một công việc khác. Tôi chỉ kéo dài thời gian ở cùng Dorothy thêm một tháng nữa cho đến khi cô bé học xong bảng chữ cái. Thời điểm tôi rời nhà Dorothy cũng là lúc cô bé đã trở lại trạng thái bình thường, có khả năng tự lập như bao đứa trẻ mười ba tuổi khác. Bình thường ư? Sẽ không phải là như vậy nếu chữ “bình thường” ở đây được hiểu theo nghĩa là “trung bình”. Tất cả chúng ta đều có những điểm mạnh và những điểm yếu riêng, và ở Dorothy, mọi thứ đều “quá mức”. Sự “quá mức” ở đây cũng chính là những suy nghĩ, diễn đạt mà chúng ta chẳng bao giờ hiểu được. Chẳng hạn như bức tranh Dorothy từng vẽ đi vẽ lại nhiều gợn sóng dập dềnh, khi đã có đủ vốn từ cô bé đã nói với tôi: “Đó là gió đấy”. Dorothy - đôi mắt em có thể nhìn thấy được những vật thiêng liêng sâu thẳm trong thâm tâm, đôi tai em có thể nghe được cả tiếng nói của tĩnh vật, thế giới của em đã rung lên theo điệu nhạc. À, nếu Thượng đế có bỏ sót một chi tiết nào đó trong con người em, Người cũng chỉ có thể lấp đầy nó bằng chính tâm hồn của Người thôi!.

https://khoanglang89.forumvi.com

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Bài viết mới cùng chuyên mục

      Permissions in this forum:
      Bạn không có quyền trả lời bài viết